Trên chiến trường, các phù giá bên trong sẽ đốt bông lau tạo ra màn khói mờ ảo che phủ Thánh Gióng. Gặp địch, nhờ sức voi ngựa sắt, Thánh Gióng dũng mãnh lao vào quân thù.
VIDEO: Bảo vệ "Tướng bà" 10 tuổi trong hội đền Gióng (Sóc Sơn):
Kỹ sư Vũ Đình Thanh lý giải thế nào về cách thức vận hành hệ thống Thánh Gióng trên chiến trận?
Các phù giá bên trong đốt hoa tre tẩm nhựa cây, dùng quạt thổi cho bùng lên và liên tục bắn ra ngoài khiến ngựa Gióng khạc lửa thiêu quân thù. Phù giá, quản tượng, người điều khiển thú nhìn theo hiệu lệnh của ông hiệu cờ để biết đánh địch ở đâu mà điều khiển voi lao đi và hổ đập quân thù bằng gậy.
Tổng thể tạo nên một hệ thống sống động như thật với màn khói mờ ảo khiến kẻ thù bạt vía kinh hồn mà tưởng là tướng nhà trời. Quân địch đánh lẫn nhau chứng tỏ một nửa địch tưởng là thần muốn chạy, một nửa không tin là thần muốn đánh nên cản những kẻ muốn chạy.
Diễn biến trận đánh mô tả trong lễ hội càng khẳng định giả thuyết trên là chính xác: Quân Văn Lang đánh hai trận với địch là Đống Đàm và Soi Bia. Trong trận Đống Đàm, ta vừa đánh vừa đàm, giả vờ thua để kéo địch vào địa hình của trận Soi Bia thích hợp với việc triển khai hệ thống Thánh Gióng.
Hệ thống Thánh Gióng quen thuộc với địa hình ở Soi Bia nên dễ dàng tiêu diệt quân thù, ông hiệu cờ ở trận Soi Bia đứng trên cao vừa quan sát được địch để đưa hiệu lệnh đánh ở đâu, đồng thời mọi người bên trong Thánh Gióng dễ dàng quan sát và bắt chước các cử động của ông hiệu cờ.
Làng thợ rèn và nước sông tôi thép
Để tạo hiệu ứng tâm lý, có lẽ vua Hùng nói tượng cậu bé khổng lồ là tướng nhà trời do cậu bé lên 3 không nói không cười biến thành. Cậu bé đó chắc là có thật ở làng Gióng, nơi khi xưa tập trung rất nhiều thợ rèn.
Chính những thợ rèn này đã tạo ra bộ giáp sắt hình ngựa Gióng huyền thoại và lắp đặt lên voi. Vì thế, sau này có người tìm thấy ghi chép là ông Gióng có thật. Cơm cà khi xưa là để cho những thợ rèn ngày đêm rèn ngựa, tạo Thánh Gióng (có chi tiết Thánh Gióng lớn lên dần và con ngựa sắt phải thử đi thử lại), rồi nước sông khi xưa là để tôi thép. Tất cả đều logic.
Sau khi hệ thống Thánh Gióng đập tan toàn bộ quân giặc thì hệ thống đã được tháo dỡ ngay tại Xuân Đỉnh. Tượng Thánh Gióng (đứa trẻ lên 3) được đặt tại phiến đá còn lại tới ngày nay. Di tích còn lại là hội Gióng Xuân Đỉnh. Voi về Sóc Sơn và vua Hùng thực hiện việc chém tướng giặc rồi tuyên bố là Thánh Gióng đã bay về trời.
Còn một chi tiết quan trọng là trong hai hội Gióng, các tướng giặc đều được đóng bằng vai nữ. Tôi từng là chuyên gia vũ khí của tập đoàn vũ khí Nam Tư Yugoimport làm việc với các bộ tộc ở châu Phi, nơi đàn ông đóng khố thì tất cả những ai mặc quần áo họ gọi là đàn bà.
Tôi đã xem 3 bộ phim Anh nói về việc sỹ quan Anh tiếp xúc với thổ dân Úc lần đầu phải cho tù trưởng khám bộ phận sinh dục vì trong quan niệm của thổ dân, ai mặc quần áo đều là đàn bà. Như vậy, đàn ông Việt xưa đóng khố nhìn thấy ai mặc quần áo đều coi là đàn bà, người Việt xưa coi tướng giặc mặc nhung phục là đàn bà.
Đây chính là bằng chứng quan trọng chứng minh người Việt xưa mặc khố, chiến đấu với đội quân chính quy đông mạnh của địch mà toàn bộ các tướng đều mặc nhung phục, đồng thời chứng minh hội Gióng chân thực ghi lại sự kiện một cuộc chiến có thật.
Người Việt xưa tạo ra những sản phẩm tinh vi như trống đồng, thức ăn chính là từ săn bắn nên việc tạo các bẫy săn, vũ khí rồi việc thuần hóa thú như voi, hổ là việc rất thạo. Các vật liệu để làm nên ngựa Gióng và Thánh Gióng đều có sẵn, vậy chắc chắn Thánh Gióng là sản phẩm của người Việt xưa. Tôi sẵn sàng phục dựng lại Thánh Gióng như đã phục dựng được nỏ thần An Dương Vương.
Công nghệ chế tạo và sử dụng siêu vũ khí Thánh Gióng
Và thông điệp từ ngàn xưa để lại cho chúng ta qua câu chuyện Thánh Gióng?
Nếu ai từng thực hiện việc chuyển giao công nghệ sản xuất và sử dụng vũ khí thì chỉ cần nhìn vào hai hội Gióng Phù Đổng, Sóc Sơn là nhìn thấy đầy đủ mô tả chi tiết cách chế tạo và sử dụng hệ thống Thánh Gióng. Đây là thông điệp giữ nước từ ngàn xưa mà cha ông ta đã mã hóa và truyền tải lại hoàn toàn cho chúng ta.
Mô tả cách vận hành Thánh Gióng |
Các hội Gióng không hề có yếu tố hoang đường nào, không có cảnh Thánh Gióng bay về trời, mô tả chân thực toàn bộ diễn biến trận đánh đã xảy ra, đồng thời là hướng dẫn chi tiết cách chế tạo và sử dụng hệ thống vũ khí Thánh Gióng:
- Sóc Sơn nuôi voi và huấn luyện voi cho hệ thống Thánh Gióng vì Sóc Sơn gần núi, thuận lợi cho việc nuôi và thuần dưỡng voi, sản xuất hoa tre để tạo lửa phun ra từ ngựa Gióng.
- Phù Đổng rèn bộ giáp sắt hình ngựa đặt lên voi, quy trình bắt hổ và huấn luyện hổ để làm cánh tay Thánh Gióng, huấn luyện đội quân phù giá để điều khiển và hiệp đồng binh chủng nhịp nhàng với hệ thống Thánh Gióng, huấn luyện ông hiệu cờ với cách điều khiển hệ thống Thánh Gióng, huấn luyện các đội trinh sát cùng với hệ thống Thánh Gióng.
- Xuân Đỉnh: Tháo dỡ hệ thống Thánh Gióng khỏi voi.
Như vậy, sau sự kiện Thánh Gióng đánh giặc Ân, dân các làng Phù Đổng, Sóc Sơn hàng trăm năm sau vẫn luôn luyện tập miệt mài với hệ thống Thánh Gióng để khi có địch thì Thánh Gióng sẽ lại xuất hiện và đập nát quân thù. Trải qua hàng trăm năm, việc huấn luyện đó chỉ còn là lễ hội.
Hệ thống siêu vũ khí Thánh Gióng có uy lực mạnh mẽ khiến quân địch tưởng là thánh thần nên sợ, không dám đánh. Yếu tố tâm lý của hệ thống Thánh Gióng cực kỳ quan trọng. 644 năm giặc phương Bắc không dám xâm phạm vì biết rằng người Việt có hệ thống siêu vũ khí Thánh Gióng mà giặc tin rằng đó là tướng nhà trời.
Sau này, vua An Dương Vương thực tế đã có vũ khí uy lực hơn là nỏ thần nên việc sử dụng hệ thống Thánh Gióng chỉ là yêu cầu thứ yếu. Điều này lý giải vì sao hệ thống này không được sử dụng ở các cuộc chiến tranh sau đó.
Về logic mà nói, nếu có sự kiện một đội quân xâm lược hùng mạnh như nhà Ân xâm lược Văn Lang, nước Văn Lang nhỏ bé muốn chiến thắng và đã chiến thắng chắc hẳn phải có vũ khí đặc biệt như Thánh Gióng thì mới đánh đuổi được kẻ thù.
Với hệ thống vũ khí như tôi mô tả trên thì người Việt hoàn toàn có thể làm được với tất cả các vật liệu sẵn có, phù hợp với trình độ và nhận thức thời đó. Hy vọng giới sử học quan tâm và xác minh những chi tiết tôi đã nêu.
Trung tướng, GS Nguyễn Đình Chiến, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Quốc phòng: Lịch sử là thầy dạy cho ta hiểu hiện tại và giúp ta dự báo được tương lai. Kho tàng kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc kết bằng mồ hôi, xương máu là vô giá, cần được tiếp cận, khai thác và vận dụng. Các di sản lịch sử và văn hoá của dân tộc cần được tìm hiểu, nhất là áp dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật mới vào nghiên cứu góp phần giải mã các góc khuất của lịch sử, những vấn đề chưa được làm sáng tỏ... Đó là một trong những nhiệm vụ hết sức quan thiết của nghiên cứu lịch sử. Với ý nghĩa đó, tôi cho rằng đây là nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc, cần được tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện với sự cộng tác của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu... giàu kinh nghiệm, tâm huyết với lịch sử, với dân tộc. TSKH Trần Thị Phương Hoa, Phó viện trưởng Viện Lịch sử (Viện Hàn lâm khoa học xã hội): Trong thời kỳ hiện đại, các di sản lịch sử và văn hoá của dân tộc vẫn được quan tâm tìm hiểu và nhìn nhận dưới những góc nhìn rất đa dạng, kết hợp giữa di sản với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần giải mã nhiều vấn đề còn chưa có lời giải đáp thoả đáng. |
Quốc Phong - Thái An
Phần 1: Thánh Gióng, truyền thuyết hay siêu vũ khí của người Việt xưa?
Thánh Gióng, siêu vũ khí của người Việt xưa, cỗ xe tăng đầu tiên của loài người chỉ trong một trận nghiền nát đội quân xâm lược đông hơn cả dân số Văn Lang, khiến giặc sợ mất mật 644 năm không dám bén mảng.
from Tuần Việt Nam - tin tiêu điểm, tin đa chiều Vietnamnet https://ift.tt/3pAKpKv
via IFTTT
0 comments:
Post a Comment